Trên đường đi cơ sở chỉ đạo, kiểm tra
tiến độ xây dựng nhà ở tại các bản vùng trong của xã, chúng tôi ghé thăm mô
hình nuôi con Dúi của anh Vang Văn Cường tại Bản Khổi xã Tam Thái, huyện Tương
Dương.
Đàn Dúi 5 tháng tuổi tại Trại anh Cường
Anh Vang Văn Cường sinh ra và lớn lên trong một gia
đình nghèo có 4 anh em. Do điều kiện gia đình khó khăn nên con đường học hành
của anh không được như mong muốn, phải gác lại việc học tập để đi làm ăn xa phụ
giúp gia đình. Năm 2019 anh kết duyên với chị Lộc Thị Nương, hoàn cảnh gia đình
khó khăn, không có nghề nghiệp ổn định, 2 vợ chồng anh chị tiếp tục đi làm ăn
xa. Sau nhiều năm bôn ba khắp các tỉnh trong cả nước, tích góp không được là
bao. Qua nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, tìm hiểu rồi anh nhận thấy hiện tại thị
trường đang rất cần sản phẩm từ thịt Dúi, trong khi loài dúi tự nhiên đang ngày
một khan hiếm, nên anh quyết tâm tìm hiểu về loại con vật này. Sau khi tìm hiểu
và học hỏi qua mạng xã hội cũng như sách báo về tập tính, cách chăn sóc, cách
ghép đôi sinh sản, nhân giống cũng như cách xây dựng chuồng trại. Năm 2021 anh
bàn với vợ quay về quê hương lập nghiệp và mạnh giảm đầu tư xây dựng chuồng
trại, bước đầu anh mua 10 cặp giống sinh sản với số
tiền là 15 triệu đồng, để vừa nuôi vừa thử nghiệm cách chăm sóc, quy trình ghép
đôi sinh sản cũng như cách phòng, chữa các loại bệnh thường gặp.
Đoàn công tác đang kiểm tra chất lượng
Dúi
Nghề nuôi dúi là một hướng đi mới tại địa
phương Tam Thái nói riêng và huyện Tương Dương nói chung, Dúi là loại con vật
sống tự nhiêm trong rừng, thức ăn chủ yếu là cây nứa, tre, mét, cỏ voi, cây mía…
nên việc thuần chủng được loại con vật này là một thử thách rất lớn đối với
chàng thanh niên trẻ, chưa nói đến việc phải biết được tập tính cũng như nuôi
để Dúi sinh sản và phát triển.
Dẫn chúng tôi vào trang trại của gia
đình, chàng thanh niên bộc bạch về sự đam mê, yêu thích loại con vật này, cũng
như ước mơ của bản thân về phát triển nghề nuôi dúi và mơ ước làm giàu trên
chính quê hương mình. Theo anh Cường, Dúi là con vật không uống nước, không gây
ô nhiễm môi trường, vốn đầu tư không lớn, chi phí cho ăn hàng ngày không cao,
mà giá trị kinh tế thu về lại lớn, nuôi dúi không tốn nhiều thời gian chăm sóc. Dúi là loài động
vật gặm nhấm, thức ăn của nó anh cho ăn chủ yếu là ngô, mía, tre, cây thân cỏ...,
có thể tự trồng và lấy thức ăn từ rừng tự nhiên nên chủ động được, lại ít tốn
kém. “đặc biệt nhất là phân nó y như mùn cưa nên không có mùi hôi tanh và có thể
sử dụng làm phân bón trồng thức ăn cho chính nó, không gian chuồng nuôi không
chiếm nhiều diện tích, vì thế có thể tận dụng sung quanh nhà để nuôi cũng như
xây dựng trang trại gần nhà, loài vật này cũng có sức đề kháng cao nên ít mắc các
loại dịch bệnh. Để tránh trường hợp giao phối cận huyết, các chuồng trại của
anh đều đánh số thứ tự và ghi chép thời gian ghép đôi, giao phối để theo dõi,
thời gian tách đực, cái và con nhỏ riêng và chế độ cho ăn cũng được anh rất
quan tâm. Anh
cho biết hiện nay trên thị trường đang bán Dúi thịt là 350.000 đồng đến 400.000
đồng/1 kg, Dúi giống thì tùy theo thời gian nuôi, loại được 3-4 tháng tuổi là
600.000 đồng/1 cặp, loại 5-7 tháng tuổi là 900.000 đồng, còn loại từ 8 tháng trở
lên là 1.200.000 đồng/1 căp. Hiện tại trang trại của anh đang duy trì trên 100
con, với giá trị kinh tế cao như vậy bước đầu đã cho thu nhập. Với giá bán như thế anh vẫn không đủ giống để cung
cấp, dự kiến trong thời gian tới anh tiếp tục mở rộng quy mô chuồng trại của
mình.